Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa, vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, do đó việc phòng bệnh sốt xuất huyết là rất quan trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn.
1. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gồm có 2 thể bệnh (thể bệnh nhẹ và nặng) với các triệu chứng khác nhau
Thể bệnh nhẹ:
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
- Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
- Triệu chứng: Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Thể bệnh nặng:
Bao gồm các dấu hiệu của thể nhẹ kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
- Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
2. Cách điều trị sốt xuất huyết
- Giai đoạn điều trị sốt xuất huyết ở nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà và biện pháp điều trị duy nhất là bù nước cho người bệnh.
- Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12-24 giờ): Cần phải đưa người bệnh nhập viện ngay khi biện pháp bù nước bằng đường uống không mang lại kết quả và người bệnh xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
- Giai đoạn nhập viện thời gian dài (>24 giờ): Bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải nhập viện điều trị ngay khi có biểu hiện chân tay lạnh, sốt li bì, mạch yếu, viêm họng, khó thở…
Khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tự theo dõi sát tại nhà, có thể đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết (nếu có thể).
3. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường trung gian là muỗi vằn, chính vì thế, biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả nhất chính là:
- Vệ sinh: Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
- Dọn dẹp: Không nên trữ nước trong nhà, dọn những vật có thể chứa nước.
- Phòng tránh muỗi: Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
- Nên: Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Hi vọng qua bài viết mà Ngủ Ngon Nha vừa chia sẻ, bạn sẽ phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này, để có những giấc ngủ thật chất lượng bạn nhé!
Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm chính hãng thì đừng ngần ngại ! Hãy liên hệ ngay một trong những số điện thoại dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.
☎️ Hotline: 0818 179 479 – 0944 212 467- 0366 809 645 (zalo)
—————————————————–
“𝑀𝑢𝑜̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑛𝑔𝑜𝑛 ℎ𝑎̉, 𝑐𝑜́ 𝑁𝑔𝑢̉ 𝑁𝑔𝑜𝑛 𝑁ℎ𝑎!”
Tại đây chúng mình có những chiếc gối êm, những tấm nệm mềm cho giấc ngủ ngon của bạn
💙CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGỦ NGON NHA
▪️ Bảo hành 1-2 năm cho tất cả sản phẩm nệm
▪️ Đổi trả sản phẩm, hoàn tiền 100% trong 7 ngày nếu hàng không giống mô tả, sai phân loại, mẫu mã hoặc sản phẩm lỗi (khi có video mở hàng)
Bài liên quan