Làm gì khi thường xuyên bị chuột rút, nhất là trong giấc ngủ?

Chuột rút là tình trạng phổ biến nhưng nhiều người chưa hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng hay cách điều trị. Nếu không được cải thiện, chuột rút có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, giấc ngủ và năng lượng hoạt động. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực này.

1. Chứng chuột rút khi ngủ rất phổ biến ở mọi đối tượng

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ không tự chủ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi nghỉ ngơi hoặc đang ngủ. Tình trạng này thường xuất hiện ở chân, đặc biệt là bắp chân, kéo dài từ vài giây đến vài phút và gây đau đớn nghiêm trọng.

Chuột rút ban đêm ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần có thể gây mất ngủ kéo dài. Cần phân biệt chuột rút khi ngủ với hội chứng chân không yên, dù cả hai đều xảy ra vào ban đêm và tác động tiêu cực đến giấc ngủ.

2. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chuột rút khi ngủ

Hầu hết trường hợp chuột rút khi đang ngủ xảy ra là do vận động quá mức hoặc thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vì thế nếu cải thiện được những nguyên nhân này, bạn sẽ phòng tránh được chuột rút khi ngủ xảy ra.

2.1. Mỏi cơ

Nguyên nhân chính và thường gặp nhất gây chuột rút khi ngủ là do mỏi cơ. Điều này có thể xuất phát từ tập luyện thể thao quá sức, làm việc nhiều hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài, khiến cơ bắp chân bị mỏi.

Tình trạng này phổ biến hơn ở những người vận động nhiều, như vận động viên thể thao. Chuột rút không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn có thể xảy ra vào ban ngàybất cứ lúc nào, kể cả khi luyện tập hoặc nghỉ ngơi.

2.2. Lười vận động

Lười vận động vào ban ngày cũng là một nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ, bên cạnh tình trạng vận động quá mức. Những người làm việc phải ngồi lâu, ít đi lại, như nhân viên văn phòng, thường gặp tình trạng này.

Lười vận động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương, khiến cơ không được kéo giãn, mà còn làm giảm sức khỏe tim mạchhệ miễn dịch. Vì vậy, nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, hãy đứng dậy đi lại thường xuyên trong giờ làm việc và tập thể dục sau giờ làm để cải thiện sức khỏe.

2.3. Sai tư thế ngồi, nằm

Tư thế ngồi bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng quá lâu làm đè ép cơ chân hoặc nằm co quắp có thể cản trở máu lưu thông đến chân, dẫn đến chuột rút, kể cả khi ngủ. Điều chỉnh tư thế ngồi và nằm phù hợp là cách để khắc phục tình trạng này.

2.4. Do vấn đề sức khỏe

Người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao bị chuột rút về đêm do ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hoạt động của hệ cơ xương. Các bệnh lý liên quan bao gồm: tiểu đường, tim mạch, suy gan, suy thận, suy giáp, viêm xương khớp, và rối loạn thần kinh. Chứng nghiện rượuhội chứng bàn chân bẹt cũng làm tăng nguy cơ bị chuột rút, đặc biệt là khi ngủ.

2.5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị, như Estrogen, Levalbuterol, và sắt Sucrose, có thể gây chuột rút vào ban đêm. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp.

Phụ nữ mang thai cũng thường bị chuột rút về đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nguyên nhân do biến đổi hormone trong thai kỳ và nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là canxi và khoáng chất, nhưng không được đáp ứng đầy đủ.

3. Làm gì khi bị chuột rút khi ngủ?

Chuột rút khi ngủ có thể gây đau đớn, khó chịu, và rối loạn giấc ngủ, nhưng phần lớn là lành tính và có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà mà không cần can thiệp y tế.

Dưới đây là một số cách giảm đau và ngăn ngừa chuột rút về đêm tái phát hiệu quả tại nhà.

3.1. Massage chân

Massage chân, đặc biệt là cơ bắp chân bị chuột rút sẽ giúp giảm đau đớn, giảm căng cứng và co giãn cơ tốt hơn.

3.2. Cố gắng duỗi thẳng chân

Cơn chuột rút xảy ra thường khiến người bệnh không thể cử động chân. Tuy nhiên hãy cố gắng duỗi thẳng chân, gấp mũi chân về phía gối, khi bàn chân hướng lên trên, các ngón chân đưa về trước mặt, cơn chuột rút sẽ nhanh chóng qua đi.

3.3. Chườm nhiệt

Ngâm nước nóng hoặc dùng túi chườm ấm đặt ở vùng cơ bị chuột rút khoảng 15 phút, nó vừa giúp làm giãn cơ bắp đang bị co thắt vừa phòng ngừa chuột rút về đêm xảy ra. Ngoài ra, chườm lạnh cũng giúp giảm đau do chuột rút tốt song ít được áp dụng do không có tác dụng làm giãn và giảm mỏi cơ.

3.4. Bổ sung canxi, magie

Chuột rút xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn thiếu magie, canxi. Hãy bổ sung ngay các chất này nhé.

Nếu chuột rút khi ngủ vẫn tiếp tục xảy ra với tần suất nhiều hơn, làm rối loạn giấc ngủ của bạn thì hãy tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị y tế tích cực để khắc phục.

Hi vọng qua bài viết mà Ngủ Ngon Nha vừa chia sẻ, bạn sẽ tham khảo những do và nguyên nhân khiến cơ thể bị chuột rút, để có những giấc ngủ thật chất lượng bạn nhé!

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm chính hãng thì đừng ngần ngại ! Hãy liên hệ ngay một trong những số điện thoại dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé.

☎️ Hotline: 0818 179 479 – 0944 212 467- 0366 809 645 (zalo)
—————————————————–

Logo NguNgonNha

“𝑀𝑢𝑜̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑛𝑔𝑜𝑛 ℎ𝑎̉, 𝑐𝑜́ 𝑁𝑔𝑢̉ 𝑁𝑔𝑜𝑛 𝑁ℎ𝑎!”

Tại đây chúng mình có những chiếc gối êm, những tấm nệm mềm cho giấc ngủ ngon của bạn

💙CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NGỦ NGON NHA

▪️ Bảo hành 1-2 năm cho tất cả sản phẩm nệm

▪️ Đổi trả sản phẩm, hoàn tiền 100% trong 7 ngày nếu hàng không giống mô tả, sai phân loại, mẫu mã hoặc sản phẩm lỗi (khi có video mở hàng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.Các trường bắt buộc được đánh dấu *